Tôi đang phải đối diện với một thứ áp lực mới.
Một thứ áp lực tôi chưa từng trải qua bao giờ, lạ lẫm & khó đối phó.
Một thứ áp lực nặng nề & quan trọng nhất trong cuộc đời tôi.
Áp lực làm mẹ…
Ngày đầu tiên sau khi sinh, áp lực của tôi là phải làm sao cho con bú khi thậm chí còn chưa thể nằm nghiêng người vì đau vết mổ. Nhưng tôi phải cho con bú càng sớm càng tốt vì áp lực sợ mất sữa.
Khi con được 6 tháng, tôi trải qua một giai đoạn khó khăn với chồng. & điều này làm nảy sinh một áp lực mới: Tôi phải làm sao để có thể nuôi dạy con một mình? Tôi phải làm sao để bù đắp tình thương cho con? Tôi phải làm sao để thuyết phục con khi muốn đi bước nữa? Cũng may, tôi và chồng đã vượt qua giai-đoạn-tưởng-chừng-tan-vỡ ấy nên những áp-lực-giả-tưởng-mà-như-thật ấy đã không xảy ra.
Và bây giờ, tôi đang phải đối phó với vô vàn những áp-lực-tưởng-nhỏ-mà-không-nhỏ-khác.
Con tôi đã được 18 tháng & theo lời một chuyên viên tâm lý, đây là giai đoạn mà một đứa trẻ con bắt đầu phân biệt nó với thực thể xung quanh. Điều này có nghĩa là nó sẽ bắt đầu thích nổi loạn, thích làm những điều bị cấm đoán. Tốt nhất là không nên đánh nó vì chỉ tổ đau tay thôi! Nhưng vậy thì có cách nào khác để tôi có thể dạy dỗ nó?
Con tôi rất hay đánh người khác. Chơi với bạn thì đánh bạn. Chơi với chị họ thì đánh chị. Ngồi chơi với bố mẹ thì đánh bố mẹ. Mà đừng nghĩ rằng con nít đánh ko đau, nó mà dồn hết sức thì cũng đau lắm đấy, nhất là khi vật nó cầm trong tay không mềm mại như chú gấu bông. Tôi la con, nó vẫn làm. Tôi giảng giải cho con hiểu, nó vẫn làm. Tôi lơ đi, nó vẫn làm. Tôi phạt nó úp mặt vào tường, nó vẫn làm. Tôi đánh mông nó (bước cuối cùng và cũng là bước bất lực nhất), nó khóc váng lên, nó thôi đi lúc đó nhưng 15 phút sau, nó vẫn làm. Vậy bây giờ tôi phải làm sao đây?
Mỗi khi tôi la con, không cho quậy phá hay chỉ đơn giản là tỏ vè không vui, nó liền đánh vào mặt nó. Cái tật này có chính xác từ bao giờ tôi không nhớ nữa, chỉ biết là mật độ đang tăng dần lên. Tôi xót con, tất nhiên, vì tôi biết nó đau nhưng nó lại thích tự làm đau như thế để thấy mẹ nó lo lắng, hốt hoảng và dỗ dành nó. Bây giờ tôi chả thèm dỗ dành nữa nhưng tôi lơ đi, nó vẫn làm. Tôi giảng giải cho con hiểu, nó vẫn làmTôi phạt nó úp mặt vào tường, nó vẫn làm. Tôi đánh mông nó (bước cuối cùng và cũng là bước bất lực nhất), nó khóc váng lên, nó thôi đi lúc đó nhưng 15 phút sau, sự việc lại tái diễn. Vậy bây giờ tôi phải làm sao đây?
Chồng tôi vẫn bảo rằng sao tôi lo xa & nhạy cảm quá, con nó còn nhỏ, đã biết gì đâu, nó lớn lên rồi dạy. Nhưng tôi nghĩ rằng 18 tháng sẽ có cách dạy của 18 tháng, không thể để mặc nó rồi tự nó biết được. Nhưng mà tôi phải dạy nó thế nào đây?
Hôm nay, sau khi nó dùng một chiếc kẹp đánh vào mặt tôi thì tôi đã khóc. Khóc vì tức mình không thể dạy con ngoan hơn, khóc vì không biết phải làm sao với nó, khóc vì muốn bỏ đi cho rồi nhưng biết là mình không thể làm được. Khóc vì không thể làm gì khác hơn, ngoài khóc.
& tôi chợt nhớ đến lời bố tôi nói ngày-tôi-suýt-ly-dị-chồng: “Con quyết định sao bố mẹ vẫn ủng hộ con. Dù thế nào đi nữa, bố mẹ cũng đâu bỏ con được”. Và tôi nhớ nhiều, nhớ nhiều lắm! Những khi con té ngã đau, những khi con bệnh, những khi con hư, tôi đều nhớ đến bố mẹ & lần nào cũng rưng rưng nước mắt. Có hôm, sau khi đọc xong truyện Hai cái tát (*) trên một tạp chí, tôi bật khóc ngon lành giữa đêm vì thương bố mẹ. Nước mắt bao giờ cũng chảy xuôi!
Con gái ơi, con hãy thương mẹ nhé!
(*) Tóm tắt truyện Hai cái tát: Có đôi vợ chồng trẻ kia, người vợ đang mang bầu. Sợ vợ không thoải mái nên đêm nào, người chồng cũng nằm sát rìa giường & khi ngủ mê, anh ta rớt xuống đất khi nào chẳng biết. Còn người vợ cũng rất mệt mỏi và khó ngủ vì thai quấy. Thế nên, chồng nói với vợ rằng: “Sau này khi con ra đời, anh với em mỗi người tát con một cái để phạt nó quấy mình”. Người vợ gật đầu đồng ý. Một thời gian sau, người vợ trở dạ. Nhìn đứa con trai bé bỏng xinh như thiên thần, cả hai vợ chồng đều không nỡ tát, hẹn đợi con lớn lên chút nữa.
Thời gian thấm thoắt trôi qua, đứa bé trai hôm nào giờ đã trưởng thành & có vợ. Khi con dâu cấn bầu, bố chàng trai kêu con đến quỳ trước mặt mình & kể lại chuyện hai cái tát còn nợ. Chàng trai nghe xong rất buồn cười nhưng cố nhịn. Đến khi mẹ và bố lần lượt tát vào hai bên má mình, chàng trai không nhịn được nữa và phá lên cười ngặt nghẽo.
Cho đến một ngày, khi giật mình thức dậy nửa đêm & thấy mình đang nằm dưới đất, chàng trai đã bật khóc, vì anh chợt nhớ đến lời bố kể và hai cái tát mà bố mẹ đã không nỡ tát anh.
Khi gõ xong những dòng này, tôi lại khóc! Con thương bố mẹ quá, bố mẹ ơi…
V nè, đánh con thì không tốt lắm, đó là cách cuối cùng khi không thể làm gì hơn. Nhưng giải thích, làm lơ vài lần và phạt con là những việc V đã làm đúng. Không phải 18 tháng tuổi là còn quá nhỏ để dạy, nhưng hình như, có một điều V chưa để ý trong câu chuyện Hai Cái Tát. Người cha kể cho con nghe và mong con hiểu… Và phải mất một thời gian sau, con mới hiểu, khi đứa con đủ khôn lớn. Nhưng điều đó không có nghĩa là cha không nói với con khi con còn nhỏ. Nói và giải thích bây giờ, và cần một chút kiên nhẫn để con thấm thía được điều đó sau này.
Quan trọng là con có thể biết tình thương của cha mẹ qua cách thể hiện, qua những chăm sóc, và cả qua cách trừng phạt cũng phải có tình yêu thương trong đó.
Thử cách này xem: cầm tay con, giữ lại khi bé chuẩn bị đánh ai đó, giải thích cho bé, và giữ lại trong khoang 10 giây, kèm theo nét mặt cương quyết. Bé hiểu rằng việc làm này bị ngăn chặn, khen ngơi bé ngay sau khi bỏ tay ra. Nhưng tiếp tục giữ tay bé lại khi bé đánh (có thể bé sẽ đánh liền sau đó…). Bé sẽ hiểu mẹ không hài lòng, và những việc làm sai sẽ luôn bị ngăn chặn. Việc này có thể mất một khoảng thời gian thì bé mới bỏ được thói quen đánh người khác.
Điều quan trọng cuối cùng là.. phải kiên nhẫn. Phải tin là con mình rồi sẽ tốt hơn mỗi ngày…. 🙂
hi`hi`… trẻ con rat thông minh và lém lỉnh, luôn biết và hiểu rõ người lớn đang cảm thấy gì. Nó sẽ đắc thắng khi người lớn cảm thấy bất lực và thua cuộc với nó. Bé sẽ lấn lướt. Bé sẽ khoái chí khi người lớn bực bội và tức giận vì bé, vì nó biết mình được quan tâm. Nhưng bé cũng biết khi nào nó không thể “thương thuyết”, “giở trò” hay “dụ dỗ” được người lớn, khi nó thấy người lớn bình tĩnh và cương quyết với nó.
Vậy đó… “dạy con là một nghệ thuật và người dạy con là một nghệ sĩ…” haha…
Như ơi, đọc comment của Như xong thấy sáng ra nhiều lắm! Cảm ơn Như nhiều lắm nha! Đúng là đời tui hok thể thiếu bà được mà ^^
I like it! :))